top-banner-2

Cẩm nang Kinh doanh Thứ sáu, 27/10/2017, 14:34 GMT+7
CEO Trương Thị Thanh Tâm: 'Đã đến lúc quy hoạch lại bộ máy chủ chốt'

Đoàn kết, tinh gọn, tin tưởng, linh hoạt là những gì người ta nói về doanh nghiệp gia đình. Đế chế truyền thông của Rupert Murdoch, đế chế bán lẻ Walmart hay một loạt những thương hiệu đình đám như Samsung, Nike, facebook, Volkswagen đều thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp gia đình. Tuy nhiên, gót chân Asin của mô hình này chính là vấn đề về nhân sự.

Nói tới vấn đề chọn người kế vị của doanh nghiệp gia đình, có lẽ câu chuyện của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch từ năm 2010 đến nay là đề tài nóng nhất trên các mặt báo. Việc CEO kế vị ông là người con nào trong gia đình luôn được báo chí đồn đoán, chính Rupert Murdoch cũng chia sẻ rằng ông khá loay hoay khi tìm người kế vị.

Đến năm 2015, khi vừa tròn 84 tuổi ông mới quyết định rời khỏi ghế CEO. Tuy nhiên, theo New York Times, tỷ phú 87 tuổi hiện nay vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề chiến lược tại hãng 21st Century Fox.

Loay hoay tìm người kế vị cũng diễn ra tại nhiều doanh nghiệp khác. Theo một cuộc khảo sát của Đại học Stanford đối với các nhà điều hành tại Mỹ, chỉ có 1 trong 4 doanh nghiệp có sẵn ứng viên thích hợp cho các vị trí chủ chốt, đặc biệt là vị trí CEO.

Tại Châu Âu, tập đoàn dầu khí Anh BG Group PLC thậm chí còn phải hoạt động 7 tháng không có người điều hành sau khi CEO từ chức. Và bế tắc nhất có lẽ là tại Nhật Bản, khi nhiều doanh nghiệp tại đây đã phải đóng cửa dù kinh doanh tốt do không có người kế vị.

ceo-chia-khoa-thanh-cong-kndn-1

Chương trình CEO – Chìa khoá thành công Chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận”

Theo các chuyên gia, vấn đề nhân sự kế cận đang là gót chân Asin của phần lớn doanh nghiệp gia đình hiện nay. Khi người sáng lập đam mê với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì những con cháu trong gia đình lại không mấy “mặn mà” với ngành nghề mà ông cha mình theo đuổi. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp gia đình phải đối mặt với vấn nạn: các vị trí chủ chốt trong công ty đã đến hoặc quá tuổi hưu nhưng chưa có người thay thế.

Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam cũng không thoát khỏi quy luật “gót chân Asin”. Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đưa vấn đề này vào  chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận” để nhờ sự tham vấn của các chuyên gia quốc tế. Chương trình được phát sóng trên VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam vào 29/10/2017. Doanh nhân Trương Thị Thanh Tâm – Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoẻ Đẹp trong vai trò CEO.

ceo-truong-thi-thanh-tam-cktc-30-vanhoadoanhnhan-3

Doanh nhân Trương Thị Thanh Tâm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoẻ Đẹp

Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình thành công trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng đã gần 30 năm. Hiện nay, nhiều nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí vượt cả tuổi nghỉ hưu. Một số khác thì có nhu cầu thay đổi môi trường và địa điểm làm việc vì lý do cá nhân và gia đình. Nếu không có kế hoạch đổi mới nhân sự quản lý cao cấp thì doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng nhân sự.

Trước tình hình này, CEO cho rằng: đã đến lúc cần quy hoạch lại đội ngũ kế cận cho các vị trí chủ chốt này, và không nhất thiết chỉ giới hạn những ứng viên trong gia đình. Tuy nhiên, các cổ đông phản đối vì cho rằng: đưa người ngoài vào bộ máy chủ chốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy và phá vỡ cấu trúc doanh nghiệp gia đình.

Trong buổi tranh biện tuần trước, cả CEO và các cổ đông đều không tìm được tiếng nói chung. Để có được lời giải phù hợp nhất cho doanh nghiệp, CEO đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình để tư vấn.

Chuyên gia doanh nhân Lê Phụng Hào - Giám đốc điều hành Công ty Global AAA Consulting. Tổng Giám đốc Công ty SAKOS cùng quan điểm với CEO về việc cần phải có chiến lược cụ thể cho đội ngũ kế cận. Tuy nhiên, bằng những câu hỏi trực diện đã cho CEO thấy sự khác biệt giữa góc nhìn của các cổ đông và góc nhìn của người điều hành. Trong khi người điều hành quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển doanh nghiệp thì các cổ đông chú trọng hơn tới vấn đề tài chính, quyền lợi. Chính vì vậy, CEO cần phải đưa ra được những chứng minh về lợi nhuận, tăng trưởng để lấy được sự đồng tình của HĐQT.

Chuyên gia chuyên môn Grant Dennis – Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam đưa ra những trường hợp điển hình về việc tìm người kế vị trên thế giới. Ông phân tích lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại loay hoay trong việc tìm người thay thế. Cuối cùng ông đưa ra một số giải pháp mang tính bí quyết để CEO có thể căn cứ vào đó giải bài toán của doanh nghiệp mình.

Giải pháp đó ra sao? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận” vào 10h chủ nhật ngày 29/10/2017 để tìm ra câu trả lời cho bài toán chiến lược kế cận.

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

PV

Theo Ấn phẩm Kết nối doanh nhân


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2

hoa-moc-thien