top-banner-2

Chân dung Doanh nhân Thứ ba, 05/09/2017, 16:42 GMT+7
Hoa hậu Trí tuệ Nguyễn Phan Hoài Xuyên: Góc nhìn của một Quý bà 'quái', đẳng cấp & độc đáo

Đó là những ấn tượng mà Hoa hậu Quý bà Trí Tuệ Nguyễn Phan Hoài Xuyên mang đến cho người đối diện. Không cần tô vẽ hay phô trương, ở chị tự nhiên đã toát lên cá tính độc đáo của một người phụ nữ, đẳng cấp của một doanh nhân thông tuệ và sự cuốn hút khó cưỡng của một Hoa hậu Quý bà.

Hẹn gặp chị ở một quán nước giữa tuần, khi mà những tất bật của ngày hẳn đã được ai đó xếp gọn để nhường chỗ cho các thú vui cá nhân. Còn chị, 22 giờ mới tạm ngưng công việc và đôi khi, chưa thể lót dạ cho mình một thứ gì sau cả ngày dài.

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan

Hơn hai giờ đồng hồ trôi qua như tên bay. Song tôi may mắn được chị chia sẻ rất nhiều về công việc và cuộc sống. Hiện tại, Hoa hậu được biết đến là chủ tịch NPHX Group - Tập đoàn đầu tư đa ngành, nhập khẩu, phân phối và xuất khẩu tại Việt Nam. Điển hình là chuỗi: ẩm thực Wagashi Art, thời trang NPHX Fashion và nhà hàng Fish of the moon. Chị tiết lộ, bản thân rất thích vẽ và thiết kế, cũng là phục vụ cho đam mê trong lĩnh vực trang trí món ăn của thương hiệu ẩm thực và đồng thời cũng là một nhà thiết kế thời trang, thiết kế nữ trang kim hoàn cho thương hiệu riêng.

Sinh ra trong một dòng họ quyền quý, thừa hưởng nền giáo dục được định hướng tuyệt vời từ gia đình, chị Hoài Xuyên đã có xuất phát điểm thuận lợi hơn rất nhiều so với những người đồng trang lứa, chính điều đó đã phần nào hình thành ở chị đức tính hào sảng và cách nhìn văn minh phương Tây. “Có lẽ tính cách của tôi là sự góp nhặt cả từ  ông bà nội, ông bà ngoại, ba mẹ tôi, tất cả người tôi đã gặp và có khi là ngay lúc này với bạn, cái gì hay, tôi học để tốt hơn, cái gì xấu, tôi cũng học để tránh đừng như thế. Tôi vẫn còn đang hoàn thiện một tôi chưa hoàn chỉnh” – Hoa hậu Hoài Xuyên bộc bạch.

“Sức nặng ngàn cân” được khẳng định từ sự khác biệt

Có thể nói, việc chị đạt được danh hiệu Hoa hậu Trí tuệ tại cuộc thi “Mrs. Aodai Vietnam 2017” tại Úc là xứng đáng. Bởi sự thông minh, khéo léo và khả năng ứng biến linh hoạt tại đấu trường nhan sắc ấy đã giúp chị gây ấn tượng tốt với mọi người.

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan-1

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan-2

- Câu hỏi và câu trả lời tại vòng thi ứng xử của “Mrs. Aodai Vietnam 2017” của chị là gì?

Tôi cám ơn bạn đã nhắc về kỷ niệm đẹp này.

Tôi được hỏi rằng, “Đến Melbourne kỳ này bạn đã gặp rất nhiều người đẹp, bạn có nghĩ mình là người đẹp nhất trong đêm nay không và điều gì để chứng minh cho điều đó?”.

Câu trả lời của tôi là: Đến Melbourne trong lần này thật sự tôi được gặp rất nhiều người đẹp. Có thể, một người đẹp là người theo đuổi vẻ đẹp hoàn mỹ bên ngoài và là người chạy theo xu hướng. Riêng tôi, là một người thành đạt, có địa vị và có năng lực thật sự, các quý bà như tôi không theo đuổi vẻ đẹp ấy. Chúng tôi ai cũng có đặc điểm riêng, yêu cả những điểm không hoàn hảo của bản thân mình và có thể khiến cho người đối diện cũng thấy rằng những điểm ấy là đẹp. Vì vậy, nếu câu hỏi này được hỏi tôi hay các quý bà còn lại trên sân khấu, tôi tin rằng họ cũng như tôi, sẽ trả lời rằng: “Có, tôi nghĩ đêm nay tôi là người đẹp nhất!”.

- Đặc điểm nào ở tính cách mà chị nghĩ là ưu thế nhưng cũng gây bất lợi cho bản thân?

Tôi được nhận xét là quái nhưng đẳng cấp và độc đáo. Đó có thể là vì tôi có mái tóc ngắn, sự tự tin, hài hước vừa đủ, có tri thức, thu hút người khác, luôn tạo sự gắn kết trong đám đông nhưng đủ khiêm tốn để lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng cũng như giúp đỡ người khác. Nhưng những điểm đó không phải lúc nào cũng thú vị, nó có thể gây áp lực cho đối phương hoặc khiến cho người khác ngần ngại khi tiếp xúc.

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan-5

Thước đo thành công là bình yên, hạnh phúc

Khác với đại đa số người đẹp trong giới doanh nhân và nghệ sĩ, ở độ tuổi 35, Hoa hậu Hoài Xuyên lại không dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc sắc đẹp. Chị tiết lộ bản thân không có bí quyết gì để trẻ nhưng luôn có cách để vui tươi, đó là làm cho mọi người xung quanh cười và hạnh phúc. Với chị, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ hạnh phúc, vì chính sự viên mãn và tự tin sẽ khiến họ trở nên đẹp hơn dù không son phấn.

- Có quan niệm, người phụ nữ càng thành đạt càng cô đơn và ít người phụ nữ nào thành công mà vẫn giữ được hạnh phúc, chị nghĩ sao về điều này?

Không phải phụ nữ thành đạt mới cô đơn mà tất cả những người thật sự giỏi trên thế giới này bất kể là nam hay nữ đều cô đơn trong một góc riêng nào đấy. Đúng hơn nó là thứ tôi cần và muốn để tập trung cho con đường riêng. Chỉ có tôi mới đủ khả năng chịu trách nhiệm với bản thân và sự cô đơn đấy chính là cái giá mà tôi phải trả cho những quyết định mang tính thương hiệu cá nhân. Người tiên phong, thành công hay không chưa biết nhưng tôi phải tự đi một mình thôi.

Công việc tôi chiếm 20/24 giờ mỗi ngày. Vì vậy, khi thấy thích hơp và thu xếp được công việc là tôi có thể tự thưởng cho mình kỳ nghỉ cần thiết để lấy lại cân bằng cuộc sống. Đối với tôi, không hạnh phúc nghĩa là tôi vẫn chưa thành công.

- Theo chị, phụ nữ Việt Nam cần đề cao đức hy sinh trong gia đình hay không?

Không.

Tôi nghĩ rằng Thế giới năm 2017 không còn quá nhiều rào cản giữa các nước, giữa người và người, có chăng là “biên giới văn hoá”. Với sự hội nhập văn hoá, văn minh của thế giới, xã hội công nhận sự bình đẳng giữa nam quyền và nữ quyền thì người phụ nữ  càng được nâng cao và tôn trọng, tôi nghĩ rằng người phụ nữ VN không nên đề cao đức tính ấy, như thế là lạc hậu.

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan-6

Tôi giỏi "hy sinh" hay không không liên quan đến việc tôi có phải là người phụ nữ Việt Nam hay không. Tôi là một tri thức trong một xã hội hiện đại có đầy đủ thông tin, đầy đủ nhận thức về giá trị bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, mọi sự lựa chọn của tôi đều không nên gọi là "hy sinh", đó là những lựa chọn mang cho tôi bình yên, hạnh phúc và sự thoải mái cho những giá trị cốt lõi mà tôi đang và muốn có. Tôi cho rằng phụ nữ Việt Nam quá thiệt thòi, những người bà, người mẹ của chúng ta đã "hy sinh" có phần bất hợp lý và quá đáng thương bởi tư tưởng Nho giáo trong quá khứ. Nói ngắn gọn cái gì gọi là hy sinh đều không đạt được cân bằng và đem đến hạnh phúc. Vì vậy, tôi không thích thấy một bộ phận nào đấy tiếp tục ca ngợi mà không biết đấy là sự hy sinh vô cùng đáng thương và biến nó thành một sợi dây trói vô hình với cái mác đẹp đẽ mà người phụ nữ Việt Nam sinh ra đã “được” thừa hưởng.

Với tôi, gia đình là nền tảng quan trọng nhất trong cuộc sống và phát triển sự nghiệp, nền tảng tác động và hình thành ý thức, nhận thức và cả tiềm thức từ hoàn cảnh, gia cảnh, môi trường sinh ra, lớn lên và trưởng thành, để “tôi” hình thành nên “tôi”. Gia đình là động lực phấn đấu, noi theo cũng như là nơi ấm áp trở về sau những chiến bại hoặc chiến thắng, dẫu vui hay buồn. Vì vậy tôi cho rằng người bà, người mẹ, người chị gái, người em gái trong gia đình Việt Nam đừng hy sinh nữa, đừng thiệt thòi nữa. Một đứa bé gái Việt Nam được sinh ra và lớn lên không cần hy sinh cho ai cả, hãy là chính mình, làm, đạt được hạnh phúc cho bản thân và mang niềm hạnh phúc đấy chia sẻ với moị người. Nếu bạn có con gái nhưng lại đề cao đức tính hy sinh của người phụ nữ, thì tôi cho rằng bạn sinh con ra nhưng lại không muốn con mình hạnh phúc.

hh-nguyen-phan-hoai-xuyen-ketnoidoanhnhan-7

“Bài học” cho sự chân thành

- Là một nhà lãnh đạo trẻ, chị đã gặp những khó khăn gì trong quá trình điều hành? Chị vượt qua điều đó như thế nào?

Tôi kiếm tiền từ thời cấp sách đến trường bằng các cuộc thi. Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, tôi đã gặp vô vàn khó khăn lẫn thất bại, chết đi sống lại với thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong kinh doanh và điều hành khó khăn là trùng trùng điệp điệp, sơ sẩy là chết nhưng cái khó khăn nhất mà tôi phải đương đầu chính là vấn đề từ bộ phận HR, con người. Một số lớn bộ phận người đi làm công hoặc hợp tác hoặc giúp việc không đủ khả năng chuyên môn, không đánh giá đúng năng lực của mình, kỹ năng cứng đã thiếu, kỹ năng mềm còn tệ hơn nhưng lúc nào cũng thích chứng tỏ và đòi hỏi quyền lợi. Đặc biệt họ bảo thủ, không có tinh thần tự học, tinh thần xây dựng, học hỏi và công nhận người khác giỏi hơn mình; tự khiểm điểm, và ý thức kỷ luật còn kém hơn. Người Việt Nam dở nhất là làm việc nhóm, ganh tị và đố kị là quá lớn. Do đó, tôi vượt qua bằng cách dành thời gian, tình thương và công sức đào tạo họ nếu họ có tiềm năng hoặc sẽ từ bỏ họ nếu tố chất quá yếu.

- Có ý kiến cho rằng, làm từ thiện góp phần thúc đẩy tệ nạn xã hội, hoặc nhiều người chỉ làm theo phong trào, vậy theo chị, phải làm thế nào mới thể hiện hết sức mạnh và ý nghĩa cuối cùng?

Ngày nay người người từ thiện, nhà nhà từ thiện. Đôi khi nhiều người muốn thể hiện mình là người có tâm thiện, làm điều tốt, sự chia sẻ đói no trong cuộc sống. Tuy nhiên, sức mạnh và ý nghĩa cuối cùng của việc từ thiện là bạn phải đánh giá được đối tượng, mục đích và mong muốn từ thiện của bạn là gì và mục đích ấy phải được đến tận tay những người cần sự giúp đỡ ấy thật sự. Nếu bạn cho đi một cách bừa bãi và không quản lý, bạn sẽ khiến cho người khác làm biếng, ỷ lại và tạo chiêu trò.

Bằng cá tính đặc biệt riêng, “Hoa hậu Quý bà Trí tuệ” Nguyễn Phan Hoài Xuyên đã truyền năng lượng tích cực cho nhiều chị em phụ nữ. Chúc chị luôn tỏa sáng trên con đường của riêng mình!

Bài: Huyền BT - Ảnh: Tony Dinh

Theo Tạp chí Kết nối doanh nhân Tháng 9


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2

hoa-moc-thien