top-banner-2

Sức khỏe Thứ tư, 23/10/2024, 16:24 GMT+7
Biểu hiện trên sắc mặt có thể biết bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm

Y học phương Đông coi sắc mặt là biểu hiện thần khí của cơ quan tạng phủ. Y học phương Tây dựa vào sự phản chiếu của mỗi bộ phận trong cơ thể lên mặt lập bản đồ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, xem sắc mặt để phát hiện sớm bệnh.

bieu-hien-tren-sac-mat-co-the-biet-ban-dang-mac-mot-so-benh-nguy-hiem

Vàng da vàng mắt do men gan tăng cao - Ảnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương

Biểu hiện của thần khí và thực thể

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết xem mặt chẩn đoán bệnh là phương pháp được cả y học phương Đông và phương Tây coi trọng.

Tuy nhiên, cách xem của Đông y và Tây y lại ở hai góc độ hoàn toàn khác nhau. Đông y coi xem mặt chỉ nằm trong một phần nhỏ của "tứ chẩn" (vọng, văn, vấn, thiết), trong đó một phần "vọng" (nhìn) các biểu hiện nhìn thần, sắc, mắt, môi... trên gương mặt.

Đông y quan niệm khuôn mặt là nơi biểu lộ thần khí của cơ quan tạng phủ bên dưới chứ không phải là biểu hiện tạng phủ ở trên khuôn mặt.

Khuôn mặt là sự khí hóa, nhìn màu sắc khuôn mặt là biết được khí hóa của cơ quan tạng phủ bên trong: Sắc trắng đại diện cho trạng thái hư, lạnh, mất máu, huyết hư; Sắc đỏ đại diện cho nhiệt; Sắc vàng đại diện cho hư có thấp; Sắc xanh đại diện cho hàn, đau, huyết ứ, co giật; Sắc đen đại diện cho hàn, đau, thận hư, thủy đình…

Ngược lại, Tây y coi khuôn mặt là thực thể, mỗi vị trí trên khuôn mặt là biểu hiện của một phần cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Việc xem mặt chẩn bệnh của Tây y dựa theo nguyên tắc của hệ phản chiếu, tức là sự biến đổi màu sắc của một phần nào đó trên khuôn mặt là biểu hiện từng góc độ liên quan đến tạng phủ tương ứng đang bị ảnh hưởng.

Tùy màu xem bệnh

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết nổi tiếng trong việc nhìn mặt đoán bệnh hiện nay của y học phương Đông là giáo sư Vương Hồng Mô của Trung Quốc. Ông đã hé lộ một số bí mật trong việc chẩn bệnh qua khuôn mặt về cả màu sắc và vị trí như sau:

- Màu xanh - cần đề phòng bệnh gan: Trung y cho rằng gan là cơ quan phản ánh tâm tình của con người. Do đó, những người có sắc xanh trên mặt đa số đều nóng nảy, dễ cáu, cần đề phòng các chứng bệnh về gan.

Màu sắc xanh tím trên mặt rất có thể là dấu hiệu của việc máu bị ứ đọng, thiếu dưỡng khí, dễ sinh ra cảm giác đau nhức.

- Màu trắng - khí hư, máu hư: Người có sắc mặt quá trắng chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu máu. Nếu đi kèm với các dấu hiệu như mất sức, ra nhiều mồ hôi, đây là biểu hiện của chứng máu hư, khí hư.

- Màu đen - nguy cơ bệnh thận mạn tính: Toàn bộ gương mặt chuyển sang màu đen là dấu hiệu nghiêm trọng báo trước các chứng bệnh mạn tính về thận, kèm với đó là các biểu hiện như đầu gối bủn rủn, khả năng tình dục suy giảm, bài tiết nước tiểu thất thường…

- Mặt quá vàng - tỳ vị hư tổn: Sắc vàng quá độ báo trước tình trạng không ổn định của tỳ vị, cùng với đó là những dấu hiệu như ăn không ngon, dễ trướng bụng, đi tả thường xuyên, đại tiện loãng, dễ xuất hiện các tình trạng béo giả hoặc bệnh vàng da.

- Mặt quá đỏ - cẩn thận tim, phổi: Sắc đỏ quá nhiều trên gương mặt dễ bị hiểu thành "hồng hào", khiến nhiều người lầm tưởng mình có tình trạng sức khỏe tốt, nhưng thực tế có thể đang mắc các chứng bệnh về tim, chứng nóng trong, bệnh thương hàn và lao phổi.

Biểu hiện trên sắc mặt có thể biết bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Vị trí tương ứng của ngũ tạng trên khuôn mặt - Ảnh: Internet

Xem bộ phận trên mặt tìm bệnh trong nội tạng

Phổi - hai chân mày: Khoảng cách giữa hai chân mày được gọi là "ấn đường". Vị trí này xuất hiện màu đen đồng nghĩa với cơ thể đang mắc những căn bệnh nguy hiểm; màu đỏ là phổi nóng; màu trắng bệch là máu hư, khí hư; màu xanh là máu bị ứ đọng.

Tim - giữa hai mắt: Màu sắc giữa hai mắt quá đỏ báo trước tình trạng tim nóng, dễ xuất hiện các biểu hiện như phiền muộn, bực dọc, thần kinh không ổn định. Màu xanh tím là máu ứ đọng hoặc các bệnh về động mạch vành.

Gan - sống mũi: Sống mũi ửng đỏ biểu hiện của gan nóng. Màu đen xanh báo hiệu bệnh nguy hiểm như xơ cứng gan hay ung thư gan.

Mật, tuyến tụy - sống mũi: Màu đỏ là dấu hiệu của chứng nóng trong, dễ đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Màu đen, xám nâu lại là biểu hiện của bệnh giun đũa. Mặt bên trái sống mũi tái nhợt là do tuyến tụy bị hư hàn.

Lá lách - chóp mũi: Chóp mũi đỏ là dấu hiệu của tỳ vị phát nhiệt hoặc bệnh tiểu đường. Chóp mũi trắng bệch phản ánh tình trạng khí hư. Chóp màu xanh là biểu hiện của máu ứ đọng, khí trệ.

Dạ dày - cánh mũi: Màu trắng báo trước tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi kèm với các triệu chứng như chán ăn, đầy hơi. Màu đỏ nhạt là bất ổn của nước bọt, gây ra các vấn đề như khô miệng, nứt môi, phân khô. Màu quá đỏ là dạ dày bị nóng, xuất hiện tình trạng hôi miệng, lợi sưng đau.

Nhân trung - tử cung, tuyến tiền liệt: Màu trắng là biểu hiện của chứng khí hư, máu hư. Màu vàng báo hiệu tỳ hư. Màu đỏ đồng nghĩa với việc nữ cần xem bệnh ở cổ tử cung, nam mắc viêm tuyến tiền liệt. Màu xanh hoặc đen là dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm, có thể liên quan tới ung thư.

"Đây chỉ là phương pháp tham khảo để mọi người nhận biết sự xáo trộn bất thường của cơ thể, có thể dựa vào sự bất thường này để rà soát lại bộ phận tương ứng và đi khám, chữa kịp thời.

Tuy nhiên, nhiều khi trên khuôn mặt có biểu hiện có nhưng cơ quan tạng phủ không xuất hiện bệnh" - lương y Hoàng Duy Tân cho biết.

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon