top-banner-2

Sức khỏe Thứ tư, 17/07/2024, 14:39 GMT+7
Kiêng ăn cholesterol dễ gây nhiều bệnh lý

Lo lắng bị các vấn đề tim mạch, đột quỵ, người ta tìm mọi cách, từ ăn kiêng, uống thuốc... để 'đè' mức cholesterol xuống mà không biết cholesterol rất quan trọng với sức khỏe. Thiếu cholesterol cơ thể sẽ không vận hành được.

kieng-an-cholesterol-de-gay-nhieu-benh-ly

Thừa hay thiếu cholesterol đều gây nhiều bệnh lý - Ảnh minh họa

Thừa hay thiếu cholesterol đều gây nhiều bệnh lý - Ảnh minh họa

Thiếu cholesterol dễ nguy hiểm tính mạng

TS Trần Bá Thoại, Hội Nội tiết Việt Nam, cho biết hiện nay cứ nói đến cholesterol là người ta lo sợ về sự rối loạn chuyển hóa lipid máu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh nhồi máu cơ tim, suy nhược sinh dục…

Người có cholesterol tìm mọi cách hạ xuống mà không biết cholesterol là một chất béo cần thiết cho cơ thể con người với nhiều chức năng, vai trò quan trọng. Cholesterol là thành phần cấu tạo ở màng của cả tỉ tế bào trong cơ thể, nhiều hormone.

Nó là thành phần cấu tạo các sợi trục, dây và rễ của hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại biên và là chất tiền thân, nên các hormone steroid của tuyến thượng thận và tuyến sinh dục, đây là hai tuyến nội tiết vô cùng quan trọng đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống.

Do đó thiếu cholesterol chắc chắn cơ thể chúng ta không thể tồn tại và vận hành được, thiếu cholesterol cũng sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm không thua gì tình trạng thừa cholesterol. Chỉ riêng với não bộ, mức cholesterol thấp có liên hệ đến nguyên nhân gây ra các vấn đề mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, đột quỵ và rối loạn hành vi.

Tuy nhiên cholesterol cũng là yếu tố gây xơ vữa động mạch với những hệ lụy như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, thiếu máu mạch vành, nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ.

Nhưng cholesterol không thực sự là một hiểm họa. Cholesterol chỉ là một yếu tố nguy cơ trong nhiều yếu tố. Các tai biến tim mạch là hậu quả của tình trạng viêm và nhiều yếu tố khác cũng gây vấn đề ở tim mạch, chẳng hạ

n thuốc lá là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở 70 - 80% các trường hợp những người dưới 50 tuổi.

Thói quen người Việt ăn nhiều thịt, thiếu cân bằng dinh dưỡng, ít rau quả là nguyên nhân dẫn tới mỡ máu, béo phì - Ảnh: XUÂN MAI

Thói quen người Việt ăn nhiều thịt, thiếu cân bằng dinh dưỡng, ít rau quả là nguyên nhân dẫn tới mỡ máu, béo phì - Ảnh: XUÂN MAI

Không ăn thịt - mỡ, mỡ máu vẫn cao

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mỡ máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người trưởng thành. 

Hay gặp nhất trong hội chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu)... trong các bữa ăn hằng ngày.

Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglyceride hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gene chuyển hóa.

Trong mỡ máu có 4 thành phần, đó là cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Đối với ba chỉ số cholesterol đầu tiên, nếu kiêng ăn thịt đỏ, thịt mỡ, kiêng tôm mực, đồ ăn đóng hộp thì có thể giảm được các chỉ số cholesterol này.

Tuy nhiên đối với chỉ số triglyceride thì thức ăn làm tăng chỉ số này không chỉ dừng lại ở các loại thịt đỏ hay là những loại đồ ăn đóng hộp giống như chỉ số cholesterol, mà nó còn đến từ các thực phẩm nhiều đường tinh luyện, các loại tinh bột trắng, tinh bột chế biến sẵn, các loại bánh ngọt, nước ngọt có gas.

Nguyên nhân là bởi vì khi ăn những thức ăn có chứa nhiều đường vào cơ thể thì gan sẽ chuyển hóa lượng đường này thành chất dự trữ ở dạng mỡ, mỡ này chính là triglyceride. 

Khi gan chuyển hóa đường thì nó sẽ giải phóng chất này vào trong máu khiến lượng triglyceride trong máu tăng cao, lâu dần sẽ khiến cơ thể bị viêm tụy cấp.

Để phòng ngừa chỉ số triglyceride này tăng cao, đơn giản nhất đó chính là giảm đường, giảm bánh ngọt, nước ngọt, giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể tùy thuộc vào cường độ lao động.

Ví dụ như người làm việc nặng thì có thể ăn nhiều cơm hơn so với những người chỉ làm việc trong văn phòng. Hãy đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, củ quả và đừng quên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Đặc biệt, chế độ ăn đủ hàm lượng Omega 3 đã được các hội tim mạch khuyến cáo giúp giảm các chỉ số mỡ máu xấu, tăng chỉ số mỡ máu tốt, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Thực phẩm tốt để phòng ngừa máu nhiễm mỡ - Ảnh BSCC

Thực phẩm tốt để phòng ngừa máu nhiễm mỡ - Ảnh BSCC

Chế độ ăn chỉ đóng góp 20% cholesterol

TS Trần Bá Thoại phân tích cholesterol trong cơ thể dẫn từ hai nguồn: một là "ngoại sinh", do thức ăn đem vào chỉ chiếm gần 20% nhu cầu cơ thể và hai là "nội sinh", được sinh tổng hợp xảy ra ngay trong cơ thể, bổ sung đến 80% còn lại. 

Gan là nơi tổng hợp cholesterol từ một tiền chất là acetyl-CoA, sản phẩm từ chuyển hóa các chất đường, bột, béo và đạm.

Như vậy đã rõ ràng cholesterol "nội sinh" mới là nguồn chính, người rối loạn chuyển hóa lipid máu thường là do tăng cholesterol "nội sinh" hơn là do ăn nhiều cholesterol "ngoại sinh" vào. 

Trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân rất gầy, suy dinh dưỡng nhưng vẫn có rối loạn chuyển hóa chất béo do yếu tố nội sinh liên quan tới gene béo phì, nhiễm vi rút béo phì Ad-36… và thường khó điều trị.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết thức ăn làm tăng cholesterol gây rối loạn lipid máu và gây nguy cơ tim mạch gồm:

- Chất béo bão hòa (thường ở thức ăn nguồn gốc động vật, đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát... và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật...).

- Chất béo không bão hòa dạng trans (có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán…).

- Thức ăn có cholesterol (có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…

Để phòng ngừa rối loạn lipid máu và ngăn rối loạn lipid máu gây nguy cơ tim mạch, nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA.

Tốt nhất nên ăn nhiều rau, trái cây (nhiều lần trong ngày); Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…); Uống sữa không béo; Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần. 

Đậu và đậu Hà Lan; Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 - 5 lần/tuần); Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng.

Ngoài ra, cần tập luyện mỗi ngày 30 phút, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nếu thừa; tránh lối sống tĩnh tại và tránh căng thẳng.

Thức ăn người máu nhiễm mỡ nên kiêng:

- Thực phẩm giàu có hàm lượng triglyceride cao có hại cho sức khỏe người bệnh.

- Các loại thịt đỏ, mỡ lợn, da gia cầm, bơ, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol cũng như chất béo bão hòa.

- Các món nướng, chiên, xào, rán gồm bánh nướng, bơ thực vật, bánh rán, khoai tây chiên,...

- Các đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào.

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon